Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

viettel invoice

Thủ tục giải quyết trợ cấp BHXH một lần

1.      Điều kiện hưởng
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 58/2014 quy định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH 1 lần:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng BHXH chưa đủ 20 năm;
- Sau một năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH và có yêu cầu nhận trợ cấp BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015)
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- Ra nước ngoài để định cư.
2.      Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ cho BHXH huyện nơi cư trú; đối với hồ sơ nộp bản chụp thì kèm theo bản chính để cơ quan BHXH đối chiếu.
2. Bước 2:
- BHXH huyện: Tiếp nhận đủ hồ sơ từ người lao động, thực hiện đối chiếu với bản chính đối với thành phần hồ sơ là bản chụp và trả lại bản chính cho người sử dụng lao động và:
+  Giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho người lao động;
+  Đối với các tỉnh chưa phân cấp cho BHXH huyện giải quyết thì chuyển hồ sơ đến BHXH tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh, thành phố để trả cho người lao động.
- BHXH tỉnh, thành phố (các tỉnh chưa phân cấp cho BHXH huyện giải quyết): Tiếp nhận hồ sơ từ BHXH huyện; giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH huyện
3.      Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa BHXH huyện nơi cư trú
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Sổ BHXH: (trừ trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH ra nước ngoài định cư).
+ Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
* Trường hợp  người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và các bệnh mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục,bổ sung: Trích sao hồ sơ bệnh án (tóm tắt hồ sơ bệnh án).
* Trường hợp ra nước ngoài để định cư, bổ sung một trong các giấy tờ sau:
Bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
+ Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau:
. Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
. Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
. Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
* Lưu ýHồ sơ nộp thay phải có giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB)
b) Số lượng hồ sơ:  01 bộ.
4.      Thời hạn giải quyết: Tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5.      . Đối tượng thực hiện: Cá nhân
6.       Cơ quan thực hiện: BHXH quận/huyện
7.       Lệ phí: Không tốn phí.
8.      Yêu cầu, điều kiện thực hiện
a) Đối với trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH:
- Không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
- Có yêu cầu hưởng BHXH một lần;
- Tuổi đời: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi làm việc trong điều kiện bình thường; Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
b) Đối với trường hợp bị suy giảm khả năng lao động: - Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
 - Có yêu cầu hưởng BHXH một lần c) Đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện:
- Chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
 - Có yêu cầu hưởng BHXH một lần;
 - Đối với người tham gia BHXH bắt buộc thì có thêm điều kiện sau 12 tháng nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH; d) Đối với người ra nước ngoài để định cư:
- Không đủ điều kiện hưởng lương hưu;
- Ra nước ngoài định cư, có yêu cầu hưởng BHXH một lần.
9.      Cách tính hưởng Trợ cấp BHXH một lần
Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng BHXH một lần cụ thể như sau:
- Hệ số 1,5 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014
- Hệ số 2 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi
- Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương
Cách tình hưởng trợ cấp BHXH 1 lần được tính theo số năm tham gia BHXH.
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)
Trong đó: Mbqtl: Mức lương bình quân tháng

Lưu ý:
- Thời gian tham gia BHXH lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.
- Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo)
Ví dụ:
Ông Nguyễn Văn A đóng BHXH từ T2/2012 đến tháng 5/2015 với mức đóng BHXH như sau:
- Tháng 02/2012 đên tháng 12/2012: 11 tháng - mức lương 3.000.000đ
- Tháng 01/2013 đến tháng 12/2013: 12 tháng - mức lương 4.000.000đ
- Tháng 01/2014 đến tháng 12/2014: 12 tháng - mức lương 5.000.000đ
- Tháng 01/2015 đến tháng 05/2015: 5 tháng - mức lương 6.000.000đ
Tháng 6/2016 ông A nghỉ việc và đến Tháng 6/2017 ông A làm hồ sơ hưởng BHXH 1 lần.
Trợ cấp BHXH 1 lần của ông A được tính như sau:

- Tổng thời gian đóng BHXH = 11 + 12 + 12+ 5 = 40 tháng
Lưu ý:
- Thời gian tham gia BHXH lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.
- Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo)
Ví dụ:
Ông Nguyễn Văn A đóng BHXH từ T2/2012 đến tháng 5/2015 với mức đóng BHXH như sau:
- Tháng 02/2012 đên tháng 12/2012: 11 tháng - mức lương 3.000.000đ
- Tháng 01/2013 đến tháng 12/2013: 12 tháng - mức lương 4.000.000đ
- Tháng 01/2014 đến tháng 12/2014: 12 tháng - mức lương 5.000.000đ
- Tháng 01/2015 đến tháng 05/2015: 5 tháng - mức lương 6.000.000đ
Tháng 6/2016 ông A nghỉ việc và đến Tháng 6/2017 ông A làm hồ sơ hưởng BHXH 1 lần.
Trợ cấp BHXH 1 lần của ông A được tính như sau:
- Tổng thời gian đóng BHXH = 11 + 12 + 12+ 5 = 40 tháng
Mbqtl  =
(11 x 3.000.000 x 1.15)+(12 x 4.000.000 x 1.08)+(12 x 5.000.000 x 1.03)+(5 x 6.000.000 x1.03)
= 4.562.250đ
40
- Thời giam tham gia trước ngày 01/01/2014: 1 năm 11 tháng
- Thời gian tham gia từ ngày 01/01/2014 trở đi: 1 năm 5 tháng
- Thời gian tham gia lẻ trước 01/01/2014 chuyển sang tính vào thời gian tham gia BHXH từ 01/01/2014
=> Trước 2014 tính 1 năm
Sau năm 2014 = 1 năm 5 tháng  + 11 tháng lẻ chuyển sang = 2 năm 4 tháng = 2.5 năm
- Mức hưởng BHXH 1 lần = Thời gian tham gia BHXH x Mbqtl = (1 x 4.562.250 x 1.5) + (2.5 x 4.562.250 x 2) = 29.654.625 đ
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH
Căn cứ Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 Quy định Mức điều chỉnh tiền lương và Thu nhập tháng đã đóng BHXH
Bảng 1: Dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Năm
Trước
1995
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Mức điều chỉnh
4,40
3,74
3,53
3,42
3,18
3,04
3,09
3,10
2,99
2,89
2,69
2,48
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Mức điều chỉnh
2,31
2,13
1,73
1,62
1,46
1,25
1,15
1,08
1,03
1,03
1,00
1,00
Bảng 2: Dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Liên hệ hỗ trợ:

Nguyễn Luyến
ĐT: 0988.86.1619

Ms Mai
ĐT: 0962.268.862


x

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ảnh viền

DMCA.com Protection Status